Thép Hình
Thép hình là một trong những nguyên vật liệu sắt thép quan trọng ứng dụng nhiều trong công nghiệp xây dựng và một số ngành công nghiệp nặng.
1. Đặc điểm thép hình
Thép là loại vật liệu quan trọng trong đời sống của chúng ta, nó được ứng dụng trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau.
Trên thị trường có rất nhiều loại thép như thép cuộn, thép ống, thép vằn, thép hình… Thép hình là loại thép được ứng dụng nhiều trong xây dựng.
Bảng tra thép hình sẽ giúp tính được trọng lượng giúp tính toán loại thép phù hợp với các công trình. Mời các bạn tham khảo bảng tra thép hình dưới đây.
Thép là loại vật liệu quan trọng trong đời sống của chúng ta, nó được ứng dụng trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Trên thị trường có rất nhiều loại thép như thép cuộn, thép ống, thép vằn, thép hình… Thép hình là loại thép được ứng dụng nhiều trong xây dựng.
Bảng tra thép hình sẽ giúp tính được trọng lượng giúp tính toán loại thép phù hợp với các công trình. Mời các bạn tham khảo bảng tra thép hình dưới đây.
Tại sao chúng ta cần tạo ra các phần thép có hình dạng khác nhau, mà không sử dụng nguyên thép có hình dạng rắn (hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật...). Để tìm ra được câu trả lời của câu hỏi này thì chúng ta cần tìm hiểu về các ứng dụng tải (sức nặng, nâng đỡ), hiện tượng cấu trúc chịu sự tác động của thanh thép, các tham số kiểm soát năng lực cấu trúc của khung thép.
Các ứng dụng tải phổ biến và hay gặp phải trong xây dựng bao gồm một hoặc kết hợp những yếu tố dưới đây:
- Tải điểm/ Tải trọng tập trung/ Tải trọng điểm.
- Tải trọng phân bố đồng đều.
- Mô-men uốn tới hạn.
- Vòng xoay.
Tùy theo loại và cách thức của ứng dụng tải mà một thanh thép phải chịu hoặc kết hợp với các hiện tượng cấu trúc, cụ thể như:
- Nén
- Sức ép
- Cắt
- Linh hoạt
- Xoắn.
Để đánh giá một thanh thép có thể chịu được những tác động nêu trên, có một vài tham số (bao gồm nhưng không giới hạn) chỉ ra mức kháng cự được cung cấp như:
- Diện tích mặt cắt ngang.
- Tổng chiều sâu.
- Độ dày của thanh chắn ngang, mặt bích và chân.
- Mô men quán tính hoặc mô đun.
- Hằng số xoắn.
Dựa theo nhiều tổ hợp tải trọng được áp dụng, hiện tượng cấu trúc phải chịu và tham số kháng yếu cầu, từ đó các phần rắn được đúc và cấu hình cho các cấu trúc hình dạng khác nhau.
Việc đúc một phần rắn thành những hình dạng khác nhau giúp đạt được tỷ lệ vật liệu / công suất cao, do đó bảo tồn tiêu thụ thép (khối lượng và trọng tải).
Trong thi công xây lắp và cơ khí chế tạo việc xác định trọng lượng thép hình luôn quan trọng. Mặt khác nó có thể giúp ích nhiều cho việc hạch toán vật tư và lập dự toán dự án.
Thép là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Nó được ứng dụng trong các lĩnh vực xây dựng, công trình nhà ở, nhà máy, xí nghiệp, văn phòng, thủy điện, cầu đường...
Loại vật liệu này có khả năng chịu lực rất lớn, độ bền cao và dễ lắp đặt. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thép xây dựng như thép cuộn, thép ống, thép hình, thép thanh.
Tuy nhiên, thép hình là loại thép quen thuộc, được sử dụng nhiều nhất trong đời sống. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu về các loại thép hình và công thức tính thép hình, mời các bạn tham khảo.
Thép Hình là thép được tạo hình chữ L, U, V, H, I, T, C , Z, thép góc, thép ống... Sử dụng các phương pháp gia công như: gia công nhiệt (ủ, thường hóa, tôi, ram), gia công cơ học nóng (cán nóng, rèn), gia công cơ học nguội (cán nguội, kéo, rèn dập, vuốt, tổ hợp...) để tạo thành thép thành phẩm phục vụ cho đời sống.
Thép hình được sử dụng phổ biến trong các kết cấu công trình, kỹ thuật để tạo ra các đòn cân trong công trình xây dựng, cơ khí, chế tạo máy móc, xây dựng cầu đường, đóng tàu, nhà thép tiền chế, bàn cân, dầm cầu trục, thùng xe, xây nhà...
1.1. Thép hình hộp
Thép Hộp là loại thép được gia công theo hình khối rỗng ruột, dài khoảng 6m, độ dày từ 0.7 - 5.1mm. Hiện nay, trên thị trường có hai loại thép hộp chính là Thép Hộp Đen và Thép Hộp Mạ Kẽm. Bên cạnh đó, còn được chia thành là thép hộp chữ nhật và thép hộp vuông.
Thép hộp đen là loại thép hộp có bề mặt bên ngoài màu đen bóng. Loại thép này có khả năng chống mài mòn và axit kém nên thường được dùng trong xây dựng dân dụng, nhà xưởng nội ngoại thất.
Thép hộp mạ kẽm là loại thép hộp được mạ 1 lớp kẽm ở nhiệt độ cao, có chức năng bảo vệ thép bên trong khỏi môi trường không khí bên ngoài. Loại thép này có khả năng chống mài mòn tốt, ít bị han gỉ sét nên tuổi thọ cao, có thể lên đến 50 - 60 năm. ứng dụng nhiều trong các công trình ven biển hay kho hóa chất.
1.2. Thép hình ống
Thép ống hay còn có tên gọi khác là Thép hộp tròn, đây là loại thép có cấu trúc rỗng ruột, thành mỏng, khối lượng nhẹ với độ cứng, độ bền cao. Bên ngoài thép có thể thêm lớp bảo vệ tăng độ bền như xi, mạ, sơn... Chúng thường có hình dạng ống tròn, ống chữ nhật, ống vuông, ống hình oval...
Kích thước tiêu chuẩn thường là dày 0,7 - 6,35mm, đường kính min 12,7mm, max là 219,1mm. Các loại thép ống dùng trong công nghiệp khá đa dạng như thép ống mạ kẽm, thép ống hàn xoắn, thép ống hàn cao tầng, thép ống đúc carbon, thép ống hàn thẳng...
Ứng dụng chủ yếu của loại thép này là sử dụng trong các công trình xây dựng như nhà thép tiền chế, giàn giáo chịu lực, hệ thống cọc siêu âm trong kết cấu nền móng, đèn chiếu sáng đô thị, trụ viễn thông, trong các nhà máy cơ khí, dẫn dầu, khí đốt, ống thoát nước, khung ô tô, xe máy, thiết bị nội ngoại thất...
1.3. Thép hình I, thép hình H
Thép hình H (H beam steel) đây là loại thép được thiết kế như hình chữ H, cấu tạo khá chắc chắn, chịu được áp lực lớn. Mẫu thép này có hình dạng, kích thước tương đối đa dạng, ví dụ như: H100x100, H150x150, H200x200, H300x300, H350x350, H400x400,...
Thép hình chữ I (I beam steel) thép này được thiết kế khá giống với thép hình chữ H nhưng đã bị cắt bớt 1 phần thép ngang nên hình dạng khá giống chữ I. Loại thép này có khối lượng nhẹ, khả năng chịu áp lực cũng kém hơn thép hình chữ H cùng loại,. Do đó, tùy thuộc vào công trình mà nhà thầu sẽ quyết định lựa chọn thép hình chữ I hay H.
Ứng dụng của loại thép này là dùng trong những công trình nhà ở, kết cấu nhà tiền chế, những công trình kiến trúc cao tầng, các tấm chắn sàn, cấu trúc nhịp cầu lớn...
1.4. Thép hình U
Thép hình U (U beam steel) đây là loại thép được thiết kế giống như chữ U, độ cứng tốt, vững chãi, chắc chắn nên chịu được lực lớn, có thể chịu được lực tác động hay rung mạnh. Do đó, thép hình U thường được sử dụng trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt, đặc biệt là các công trình hay tiếp xúc với hóa chất, nhiệt độ cao.
Ứng dụng chủ yếu của thép hình U là trong các công trình xây dựng, sản xuất các thiết bị máy móc, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng nhà tiền chế, xây dựng nhà ở, thép ăng ten, khung xe, thùng xe, nội thất, cột điện cao thế...
1.5. Thép góc, thép hình L, thép hình V
Thép hình V và L ( V L shaped steel) hay thép góc là loại thép được thiết kế như chữ L và V, cả 2 loại này cơ bản là đều giống nhau. Tùy theo yêu cầu của mỗi công trình xây dựng như khả năng chịu tải, lực, độ cứng, độ bền khác nhau mà nhà thầu sẽ lựa chọn thép hình V hay L.
2. Bảng tra trọng lượng thép hình
3. Bảng giá thép hinh
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Hotline: 0838 799 799
Email: satthepminhanh@gmail.com